Làm sao biết điện thoại bị theo dõi? Cách nhận biết và Xoá bỏ

Việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến cũng đi kèm với những nguy cơ tiềm ẩn về quyền riêng tư và bảo mật. Một trong những nguy cơ đáng lo ngại là việc điện thoại bị theo dõi, đánh cắp thông tin cá nhân. Để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ này, hãy cùng Say Công Nghệ theo dõi chi tiết trong bài viết “Làm sao biết điện thoại bị theo dõi? Cách nhận biết và khắc phục” này nhé!

Xem thêm các bài viết về Cách theo dõi người khác

Lợi ích khi bạn phát hiện điện thoại bị theo dõi

Kiểm tra xem điện thoại của bạn có bị theo dõi hay không mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật thiết bị.

  • Bảo vệ thông tin cá nhân: Xác định và loại bỏ các phần mềm theo dõi giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân, bao gồm tin nhắn, email, hình ảnh và các thông tin nhạy cảm khác khỏi bị truy cập trái phép.
  • An toàn tài chính: Nhiều phần mềm gián điệp được thiết kế để đánh cắp thông tin tài chính như mật khẩu ngân hàng, số thẻ tín dụng và mã OTP. Kiểm tra và bảo vệ điện thoại giúp bạn tránh được các rủi ro tài chính và lừa đảo.
  • Bảo mật danh tính: Việc bị theo dõi có thể dẫn đến đánh cắp danh tính, từ đó gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đảm bảo rằng điện thoại của bạn không bị theo dõi giúp bạn bảo mật danh tính của mình.
  • Bảo vệ cuộc sống cá nhân: Sự riêng tư trong liên lạc, trò chuyện và các hoạt động cá nhân là rất quan trọng. Kiểm tra và phát hiện phần mềm theo dõi giúp bạn duy trì sự riêng tư và an toàn trong cuộc sống cá nhân.

Việc kiểm tra và bảo vệ điện thoại khỏi bị theo dõi không chỉ giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân mà còn đảm bảo sự an toàn, bảo mật và yên tâm trong cuộc sống hàng ngày và công việc.

I. Điều gì xảy ra nếu có người lạ theo dõi được điện thoại của bạn?

Việc điện thoại bị theo dõi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả quyền riêng tư và an ninh của bạn.

1. Lộ lọt thông tin cá nhân

  • Thông tin cá nhân cơ bản: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email, ảnh cá nhân,…
  • Dữ liệu nhạy cảm: Mật khẩu tài khoản ngân hàng, mạng xã hội, thông tin thẻ tín dụng,…
  • Hoạt động cá nhân: Lịch sử cuộc gọi, tin nhắn, duyệt web, vị trí di chuyển,…

2. Mạo danh và lừa đảo

  • Mạo danh: Sử dụng thông tin cá nhân của bạn để đăng nhập vào tài khoản, thực hiện giao dịch, vay nợ,…
  • Lừa đảo: Gửi tin nhắn, email giả mạo để lừa đảo tiền bạc hoặc thông tin cá nhân của bạn.

3. Mất mát tài sản

  • Tiền bạc: Bị đánh cắp tiền từ tài khoản ngân hàng, ví điện tử.
  • Thông tin thẻ tín dụng: Bị sử dụng để thanh toán trái phép.
  • Dữ liệu quan trọng: Bị đánh cắp, tống tiền hoặc bán cho bên thứ ba.

II. Làm thế nào để biết điện thoại đang bị theo dõi? 

1. Hao pin bất thường

Điện thoại của bạn đang dùng bình thường tự dưng hao pin nhanh (hao pin khác với chai pin nên cần lưu ý), pin đang đầy nhưng dùng trong thời gian ngắn đã cạn. Bạn tiến hành kiểm tra xem ứng dụng nào đang tiêu hao pin của bạn nhiều đến như vậy bằng cách:

Truy cập vào phần Cài đặt, sau đó lựa chọn mục Chăm sóc thiết bị, tiếp theo đó chọn vào phần Pin để xem liệu có app nào đang sử dụng pin quá mức không.

Lưu ý: Tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng mà vị trí và tên gọi các tùy chọn có thể thay đổi.

Kiểm tra pin trên điện thoại
Kiểm tra pin trên điện thoại

Khi đã xác nhận, hãy đặt những app tiêu tốn năng lượng vào trạng thái tạm dừng, hoặc nếu không sử dụng đến, nên gỡ bỏ chúng nếu nhận thấy điện thoại tiếp tục tiêu hao pin một cách bất thường sau đó, có thể bạn đang bị ai đó giám sát.

2. Dữ liệu điện thoại nhanh hết

Các gói dữ liệu di động hoặc tiền điện thoại hết nhanh hơn so với bình thường là một trong những dấu hiệu bất thường cho thấy đang có một phần mềm ẩn, độc hại chạy ngầm trên cùng hệ thống khi bạn kết nối mạng.

Dữ liệu điện thoại nhanh hết
Dữ liệu điện thoại nhanh hết

Bạn cần kiểm tra xem thông tin gói data mà bạn đang dùng của các nhà mạng:

  • Kiểm tra data 3G MobiFone: Soạn tin KT DATA gửi đến 999. Cước phí tin nhắn là 200đ/sms.
  • Kiểm tra data 3G Vinaphone: Soạn DATA gửi đến 888. Cước phí tin nhắn hoàn toàn miễn phí.

Kiểm tra data 3G Viettel:

  • Đối với các thuê bao trả trước: bấm *102# > Bấm phím gọi.
  • Đối với các thuê bao trả sau: Soạn tin Tra cuoc gửi đến 191 (tra các gói MI10, MI30, MI50) và KTTK gửi 191 đối với các gói cước khác. Cước phí nhắn tin là 100đ/sms.

Thông tin về cước phí tin nhắn được cập nhật vào 04/06/2021, khi bạn truy cập vào một thời điểm khác có thể sẽ có thay đổi.

3. Quảng cáo xuất hiện dày đặc

Bình thường điện thoại của bạn ít hoặc không hiện quảng cáo dưới dạng pop-up với các nội dung lừa đảo, nhạy cảm,… hay những dòng ký hiệu lạ, nhưng nay lại xuất hiện với tần suất dày đặc hơn thì có thể điện thoại của bạn đã bị theo dõi, hoặc nhiễm các malware.

4. Điện thoại hay bị nóng, hiệu suất giảm

Một dấu hiệu khác cũng khá phổ biến khi điện thoại bạn bị theo dõi đó là tình trạng nóng lạ thường và tốc độ xử lý chậm. Bởi có những ứng dụng đang chạy ngầm hay các ứng dụng theo dõi đang nằm trên điện thoại của bạn tiêu hao khá nhiều pin và tài nguyên của thiết bị.

Điện thoại hay bị nóng, hiệu suất giảm
Điện thoại hay bị nóng, hiệu suất giảm

5. Xuất hiện những âm thanh bất thường

Đừng nên quá thờ ơ với điện thoại của mình, bạn hãy để ý xem có các âm thanh kì lạ phát ra không? Có thể là tiếng bíp khi bắt đầu cuộc hội thoại hay các tạp âm ồn ào khác trong quá trình gọi điện hay nghe máy. Điều này chứng tỏ có thể bạn đang bị người khác ghi âm lại cuộc gọi.

6. Bỗng nhiên nhận được tin nhắn lạ

Những tin nhắn lạ chứa các chữ số, ký tự khó hiểu thường xuyên xuất hiện trong điện thoại của bạn, bạn không biết người gửi là ai nhưng tần suất nhận được tin nhắn khá nhiều khiến bạn hoang mang và đó cũng là dấu hiệu điện thoại của bạn đang bị theo dõi. Cách khắc phục tạm thời là bạn xóa những tin nhắn đó đi và chặn số thuê bao đã gửi tin nhắn đến cho bạn và không nhấn vào các đường liên kết không rõ nguồn gốc kể cả ba mẹ, bạn bè gửi.

Điện thoại bỗng dưng nhận được tin nhắn lạ
Điện thoại bỗng dưng nhận được tin nhắn lạ

7. Điện thoại tự tắt và khởi động lại

Dấu hiệu điện thoại bạn đang sử dụng tự nhiên tự tắt và khởi động lại trong khi bạn không hề thao tác thì có lẽ đã có ai đó truy cập, theo dõi thiết bị của bạn.

Lưu ý, ngoại trừ một số dòng máy được thiết lập tự khởi động lại khi máy quá tải.

8. Ứng dụng tự động được cài đặt

Nếu một ngày, trên điện thoại của bạn xuất hiện các ứng dụng lạ mà bạn không hề tải xuống và cài đặt nó thì bạn nghĩ ngay tới việc điện thoại mình đang không bình thường. Bởi vì các phần mềm gián điệp thường cho phép tự động cài đặt các ứng dụng mà không cần sự chấp thuận của bạn.

III. Điện thoại bị theo dõi phải làm sao?

1. Tắt định vị

Định vị vị trí là tính năng vô cùng hữu dụng của điện thoại và được mọi người sử dụng phổ biến để chia sẻ vị trí của mình. Tuy nhiên, để hạn chế bị theo dõi, hãy tắt nó đi khi không sử dụng vì điện thoại của bạn có thể bị theo dõi khi đang sử dụng ứng dụng này.

Bạn chỉ nên bật định vị khi cần dùng các dịch vụ giao hàng hay tra bản đồ, không nên bật 24/24 nhé.

Dịch vuj vị trí trên iPhone
Dịch vuj vị trí trên iPhone

2. Thay đổi tất cả mật khẩu

Điện thoại của bạn đang bị theo dõi sẽ dẫn đến việc bảo mật thông tin kém. Bạn cần thiết lập bảo vệ bảo mật cho điện thoại của bạn ngay. Bằng cách thay đổi tất cả mật khẩu cũ bao gồm mật khẩu màn hình khóa, mã PIN, mật khẩu tài khoản dùng trên điện thoại như Facebook, Zalo, Gmail,…

Mật khẩu màn hình khóa
Mật khẩu màn hình khóa

3. Gỡ các ứng dụng đáng ngờ

Bởi vì các phần mềm gián điệp thường cho phép tự động cài đặt các ứng dụng mà không cần sự chấp thuận của bạn nên chần chừ gì mà không xóa ngay lập tức các ứng dụng đó để bảo vệ bạn và thiết bị của bạn.

Hơn thế, người dùng không nên tự tải các ứng dụng lạ, không rõ nguồn gốc, hoặc các file crack từ các địa chỉ không uy tín.

4. Tìm phần mềm nghe lén

Tìm kiếm trên điện thoại của bạn có các phần tử, phần mềm nghe lén nào được tự động cài đặt hay truy cập vào thiết bị của bạn không, nếu có thì hãy xóa nó đi nhé!

5. Cài phần mềm diệt virus

Nếu điện thoại của bạn bị theo dõi thì bạn nên cài thêm phần mềm diệt virus để tiêu diệt virus – các tác nhân đánh cắp thông tin, dữ liệu từ máy của bạn giúp phát hiện ra những phần mềm độc hại và loại bỏ.

Cài phần mềm diệt virus
Cài phần mềm diệt virus

6. Khôi phục điện thoại về trạng thái ban đầu 

Lưu ý: Bạn phải sao lưu dữ liệu trên thiết bị trước khi khôi phục máy về trạng thái xuất xưởng vì thao tác này sẽ làm mất toàn bộ dữ liệu trên máy.

Nếu sau khi đã thử hết các cách trên tình hình máy bạn vẫn không thay đổi thì bạn tiến hàng khôi phục điện thoại về trạng thái xuất xưởng để loại bỏ hết tất cả những phần mềm, ứng dụng ngầm cũng như các ứng dụng nghe lén đang tồn tại trong điện thoại của bạn.

Cách thực hiện:

  • Trên điện thoại Android: Vào Cài đặt > Quản lý chung > Xóa > Khôi phục cài đặt gốc > Đặt lại thiết bị.
  •  Trên iPhone: Vào Cài đặt > Cào đặt chung > Đặt lại > Đặt lại tất cả cài đặt > Xóa tất cả nội dung và cài đặt.

Đến trung tâm sửa chữa có uy tín

Nếu như bạn đã thực hiện hết các biện pháp khắc phục trên nhưng điện thoại của bạn vẫn bị nghe lén thì bạn nên đem nó đến trung tâm sửa chữa có uy tín để nhân viên kỹ thuật kiểm tra kỹ hơn nhé!

IV. Một số lưu ý để tránh bị theo dõi điện thoại

1. Cẩn thận khi sử dụng và chia sẻ thông tin

  • Tránh chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân như địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, lịch trình di chuyển,… trên mạng xã hội. Chỉ nên kết bạn với những người bạn biết rõ và tin tưởng.
  • Tránh truy cập các trang web quan trọng như ngân hàng, thanh toán trực tuyến khi sử dụng Wi-Fi công cộng vì có thể bị hacker đánh cắp thông tin.
  • Sử dụng mật khẩu có độ dài tối thiểu 8 ký tự, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản khác nhau.

2. Bảo vệ điện thoại

  • Cài đặt phần mềm diệt virus, chống malwaretường lửa để bảo vệ điện thoại khỏi các phần mềm độc hại.
  • Cập nhật phần mềm bảo mật thường xuyên để đảm bảo hiệu quả bảo vệ.
  • Sử dụng các tính năng bảo mật như khóa màn hình bằng mật khẩu, vân tay hoặc khuôn mặt để hạn chế truy cập trái phép vào điện thoại.
  • Bẻ khóa điện thoại có thể khiến điện thoại dễ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại.

3. Lưu ý khi sử dụng các dịch vụ trên mạng

  • Tránh click vào các đường link lạ trong tin nhắn, email hoặc trên các trang web không uy tín vì có thể dẫn đến các trang web độc hại.
  • ]Chỉ cung cấp thông tin cá nhân trên các trang web uy tín và có độ bảo mật cao.
  • Tránh thực hiện các giao dịch thanh toán trực tuyến trên mạng khi sử dụng Wi-Fi công cộng.

Xem thêm các bài viết về Ứng dụng định vị

Tổng kết

Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc bảo vệ thông tin cá nhân là trách nhiệm quan trọng của tất cả mọi người. Hãy luôn tỉnh táo và cẩn trọng khi sử dụng điện thoại di động nhé! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này và chúc bạn một ngày tốt lành!

Ngày đăng: 23/05/2024
5/1 đánh giá

Chia sẻ ý kiến của bạn